Chúng ta
thường thấy rạn da xuất hiện ở nhiều phụ nữ sau khi sinh nhưng thực tế có rất
nhiều nguyên nhân gây nên rạn da, những nguyên nhân như sau:
- Quá
trình dậy thì
- Thời
kỳ mang thai
- Tăng
cân/Tập thể hình
- Béo
phì (cơ thể tiết ra sản sinh ra lượng cortisol dư thừa)
- Hội
chứng Marfan (gen lỗi làm ảnh hưởng đến các mô liên kết, kể cả các mô trên da,
khiến các mô bị yếu đi và ảnh hưởng đến khả năng co giãn của làn da)
- Lạm
dụng các loại kem dưỡng da chứa nhiều cortisol.
Quá trình dậy thì cũng làm da bị rạn, vậy tại sao tuổi dậy
thì lại bị rạn da?
Bước vào tuổi dậy thì dưới tác động của các hoóc môn nội tiết
thì cơ thể phát triển mạnh mẽ về vóc dáng, xương, cơ và da do đó cũng phát triển
theo. Chính sự phát triển mạnh này và khi sự phát triển của các tổ chức trong
cơ thể chưa 'nhịp nhàng' với nhau có thể dẫn tới những biểu hiện không bình thường,
điển hình là hiện tượng rạn da ở tuổi dậy thì.
Có thể lý giải hiện tượng này như sau: khi vào độ tuổi dậy
thì, ở một số người, các tổ chức dưới da phát triển quá mạnh (mô cơ, mô mỡ,..),
trong khi da bao phủ vùng đó chưa kịp phát triển và giãn tương xứng, dẫn tới các
mô liên kết bị phá vỡ và hình thành các vết rạn.
Rạn da rất thường gặp ở tuổi dậy thì
Hiện tượng rạn da có thể gặp ở cả hai giới vào tuổi dậy thì,
nhưng thường gặp ở nữ giới hơn do có làn da 'mỏng manh' hơn.
Theo các chuyên gia về bệnh da, hiện tượng rạn da nói chung
được phòng ngừa và điều trị càng sớm càng tốt. Nhất là trong độ tuổi phát triển,
nên cần kết hợp cả phòng ngừa và điều trị.
Trước hết, việc kiểm soát cân nặng được ưu tiên vì đây là
nguyên nhân quan trọng dẫn tới rạn da. Bằng cách điều chỉnh chế độ ăn hợp lý:
nhiều vitamin A, C, E, khoáng chất với việc tăng cường rau xanh, nước trái cây,
cần uống đủ nước để tránh khô da. Bên cạnh đó, cần có chế độ tập luyện đều đặn,
tập ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp da săn chắc. Ngoài ra, nên lưu ý tới các yếu
tố khác như: quần áo quá chật gây cọ sát, giảm thông thoáng của bề mặt da khiến
da thêm tổn thương, tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh.
Rạn da làm các bạn trẻ mất tự tin
Còn với việc điều trị các vết rạn da, điều cần lưu ý là
không nên tự xử lý các vết rạn vì có thể gây biến chứng và làm trầm trọng thêm
rạn da. Nên tới cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu hoặc cơ sở thẩm mỹ tin cậy để
nhận biện pháp điều trị thích hợp. Hiện nay, ngoài một số thuốc bôi giúp giảm rạn
da, còn có các biện pháp như sử dụng sóng cao tần, laser, phẫu thuật...