Rạn da, chúng ta
thường thấy xuất hiện ở bà bầu, những bà mẹ sau khi sinh thường có các vết rạn
nứt ở bụng. Nghĩ đơn giản thì có thể do mang thai nên da bị giãn ra, vậy đâu là
nguyên nhân, và có nguy hiểm tới sức khỏe hay không?
Rạn da ở bà bầu
Do
trong quá trình mang thai, kích thước vòng bụng của người bạn tăng quá mức, dẫn
đến các sợi collagen và elastin bị đứt gãy và giãn, khiến công thức da bị phá vỡ,
mất tính đàn hồi, da trở nên bị căng cứng. Ban đầu, vết rạn có màu hồng nhạt, dần
dần tím thẫm, sau khi ổn định sẽ chuyển sang màu trắng hoặc thâm. Trong nhiều
trường hợp, vết rạn có thể dần dần tự hồi phục ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào
khả năng đàn hồi da của từng người. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng tính thẩm mỹ thì làm cho nhiều chị em phụ nữ thấy khó chịu và muốn điều trị triệt để.
Rạn da cũng xuất hiện
ở nam giới nhưng thường thì nữ giới bị nhiều hơn và nhất là rạn da ở bà bầu.
Người mang thai đến tháng thứ 4 có thể xuất hiện vết rạn da, nhưng thông thường
là vào tháng thứ 6-7. Vết rạn thường xuất hiện ở bụng, háng, đùi và vú. Người
ta cho rằng đó là do da bụng căng quá mức làm đứt các sợi đàn hồi của da.
Rạn da cũng có thể gặp ở thiếu nữ và những người bị béo phì, những người tập thể hình, chỉ số cân nặng của cơ thể tăng quá nhanh, da giãn không đủ để
thích nghi với sự thay đổi của cơ thể, nhất là thay đổi về trọng lượng.
Hoóc môn cũng có vai trò trong việc gây ra vết rạn. Những
thay đổi về hoóc môn trong thời kỳ dậy thì (và cả trong thời kỳ thai nghén) đã
làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây nên rạn da mạnh. Rạn da có yếu tố di
truyền, nếu người mẹ bị thì con gái cũng hay bị. Vị trí rạn da hay gặp ở bụng,
đùi, bẹn, hông, vú, mông, đầu gối, bắp chân, khuỷu tay, thắt lưng.
Rạn da không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng làm cho người
bị mất tự tin và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Hiện nay đã có phương pháp điều trị
và rạn da không còn là vấn đề khó giải quyết nữa, có thể tìm đến các cơ sở thẩm
mỹ hoặc nhờ tư vấn của bác sỹ để có phương pháp điều trị cần thiết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét